Deprecated: Required parameter $title follows optional parameter $res in /home2/joyplayschool/public_html/application/helpers/functions_helper.php on line 551

Deprecated: Required parameter $title follows optional parameter $res in /home2/joyplayschool/public_html/application/helpers/functions_helper.php on line 570

Deprecated: Required parameter $password follows optional parameter $username in /home2/joyplayschool/public_html/application/libraries/Cauth.php on line 97

Deprecated: Required parameter $password follows optional parameter $username in /home2/joyplayschool/public_html/application/libraries/Member.php on line 48

Deprecated: Required parameter $orderBy follows optional parameter $condition in /home2/joyplayschool/public_html/application/models/Common_model.php on line 112

Deprecated: Required parameter $order follows optional parameter $condition in /home2/joyplayschool/public_html/application/models/Common_model.php on line 112

Deprecated: Required parameter $table follows optional parameter $alias in /home2/joyplayschool/public_html/application/models/Common_model.php on line 232

Deprecated: Required parameter $title follows optional parameter $res in /home2/joyplayschool/public_html/application/models/Common_model.php on line 265
JOY PLAY SCHOOL

TIN TỨC

Kỷ Luật Tích Cực

Kỷ luật có hiệu quả là một quá trình học hỏi. Mục đích của kỷ luật là kỷ luật tự giác, là hướng dẫn trẻ có trách nhiệm và hợp tác. Then chốt là xây dựng sự tôn trọng lẫn nhau và đòi hỏi sự hợp tác.

  • Làm trẻ lãng quên: Sử dụng cách này với trẻ nhỏ, nhất khi trẻ đang chơi gần những đồ nguy hiểm. Thứ nhất, gọi trẻ để gây sự chú ý, sau đó dẫn trẻ đến chỗ khác và làm trẻ tập trung vào việc khác thích hợp hơn.
  • Làm lơ hành vi sai trái khi thích hợp: Kỹ năng này có thể sử dụng với những quấy rầy nhỏ và không làm hại người khác, chẳng hạn khi trẻ khoe khoang, giận dỗi, khóc the thé, cơn tam bành, tranh đấu về quyền lực, cố ngắt lời, cầu xin, và xúc phạm. Khi bạn làm lơ những hành vi sai trái này, bạn nên tránh tỏ ra cảm giác trên mặt của bạn hoặc trong cử điệu. Nếu trẻ đủ tuổi để ở một mình, bạn có thể bước ra ngoài phòng một vài phút. Những hành vi sai trái có thể tăng lên trước khi ngừng lại, nhưng sự kiên trì sẽ có hiệu quả. Bạn làm lơ hành vi sai trái, chứ không phải làm lơ trẻ. Khi trẻ cư xử một cách thích hợp, chú ý đến chúng ngay.
  • Môi trường có kết cấu: Áp dụng với trẻ nhỏ tuổi. Giữ cho trẻ an toàn bằng cách cất những đồ vật nguy hiểm để tránh trẻ lấy đồ một cách dễ dàng.
  • Kiểm soát tình huống, chứ không kiểm soát trẻ: Khi bạn kiểm soát tình huống, bạn hướng dẫn và cho trẻ tự do lựa chọn. Bạn nói ra những giới hạn và những lựa chọn của trẻ. Trẻ có thể chọn trong những giới hạn đã được đặt ra. Bạn có thể nhắc trẻ về những lựa chọn trong sự giới hạn. Chẳng hạn, ‘Con có thể chơi ở ngoài sau khi thay đồ hay là con có thể ở trong nhà.’
  • Khuyến khích trẻ tham gia vào sự lựa chọn và nhận hậu quả: Khi trẻ lớn lên, chúng phải học cách quyết định và lãnh trách nhiệm cho hành vi của chúng. Cho trẻ nhỏ tuổi, những lựa chọn sẽ giúp chúng phát triển sự độc lập và sự hợp tác. Bạn có thể đưa ra những lựa chọn đơn giản như: ‘Con muốn lấy những trò chơi nào để đi chơi với bạn?’ ‘Con muốn bao nhiêu miếng, cái này hay cái này?’ ‘Con muốn mặc áo xanh hay áo đỏ hôm nay?’

Trong tình huống lựa chọn, trẻ có thể nói ‘không, con muốn cái kia!’ Bạn sẽ đáp lời ‘Không được chọn cái đó.’

  • Hậu quả tự nhiên và hợp lý

Khi hành vi của trẻ cần phải sửa lại, bạn có thể sử dụng những hậu quả tự nhiên và hợp lý khi đưa ra sự chọn lựa. Những hậu quả tự nhiên xảy ra khi làm ngược lại với những quy luật của tự nhiên. Những hậu quả hợp lý xảy ra khi làm ngược lại với những luật lệ của sự hợp tác xã hội. Một thí dụ của hậu quả hợp lý là nếu trẻ cố ý đánh trẻ khác, trẻ đó sẽ không muốn chơi với chúng. Hậu quả tự nhiên không cần sự tham dự của người lớn, nhưng đôi khi hậu quả tự nhiên có thể gây nguy hiểm. Thí dụ, không nên cho trẻ ba tuổi chạy ngoài đường để học được sự nguy hiểm bị xe đụng.

Thay vì cho trẻ chạy ngoài đường, bạn có thể đặt một hậu quả hợp lý: “Ngoài đường không phải chỗ cho con chơi vì có thể bị xe đụng. Con có thể chơi ở trong sân hay trong nhà, tùy con quyết định. Nếu con chạy ở ngoài đường một lần nữa, nghĩa là con đã quyết định chơi ở trong nhà.” Nếu trẻ vẫn quyết định chạy ở ngoài đường, trẻ đã phá giới hạn. Vì vậy, trẻ đã ‘chọn’ vào nhà. Lần sau cho trẻ chọn lại. Cuối cùng, có nhiều tình huống không có hậu quả tự nhiên, và vì vậy bạn cần phải đặt hậu quả hợp lý.

Hậu quả hợp lý đáp ứng những nhu cầu cho tình huống riêng biệt. Hậu quả hợp lý có những đặc điểm sau đây:

1. Hậu quả hợp lý diễn tả những quy luật sống của xã hội. Thí dụ: Bạn đang nói chuyện với người lớn và trẻ vào phòng để chơi. Trẻ bắt đầu ồn ào. Bạn không la chúng ‘im lặng hay đi ra’. Bạn nói: ‘Xin lỗi, hai cô đang nói chuyện. Một là các em nói nhỏ thôi, hai là qua phòng khác chơi.’

2. Hậu quả hợp lý liên kết với hành vi sai trái. Thí dụ: Trẻ tiếp tục lấy thêm kẹo sau khi bạn đã nói lấy như thế là đủ rồi. Bạn không bắt trẻ úp mặt vào tường vì úp mặt vào tường và lấy thêm kẹo không liên kết với nhau. Bạn đưa ra lựa chọn bỏ lại kẹo hay không có kẹo ngày mai.

3. Hậu quả hợp lý phân biệt hành vi sai trái và trẻ. Hậu quả hợp lý không ngụ ý trẻ xấu vì trẻ đang có hành vi sai trái. Thay vì ngụ ý trẻ xấu, hậu quả hợp lý tỏ ra ‘Trong khi cô không thích hành vi của con, cô vẫn thương con.’ Thí dụ: Trẻ cố ý ném đồ ăn dưới đất. Bạn không đánh đòn hay la hét, nhưng bạn chỉ cho rằng trẻ ăn xong rồi và mời trẻ ra khỏi bàn.

4. Hậu quả hợp lý liên quan đến những gì đang xảy ra. Hậu quả hợp lý liên hệ với những hành vi sai trái hiện tại, chứ không phải với những hành vi sai trái đã xảy ra trong quá khứ. Thí dụ: Trẻ xin phép một bạn qua nhà chơi. Lần trước bạn của trẻ qua nhà, chúng toàn cãi lộn với nhau thôi. Bạn nói ‘Con có thể mời bạn qua nhà nếu tụi con có thể vui vẻ chơi với nhau. Nếu cãi lộn, bạn con sẽ phải về.’

5. Hậu quả hợp lý được nói ra một cách vui vẻ. Cách nói nên luôn luôn kiên định nhưng không phải la hét hay tức giận.

6. Hậu quả hợp lý cho phép lựa chọn. Với sự lựa chọn, trẻ được cơ hội chọn hành vi có trách nhiệm, thay vì phải nghe chỉ dẫn cách đối xử.

  • Hướng dẫn sử dụng hậu quả hợp lý

Nên để quyết định của trẻ được thực hiện. Khi trẻ quyết định rồi, để cho trẻ gánh nhận hậu quả. Sau đó trẻ sẽ được thêm cơ hội tỏ ra trẻ sẵn sàng hợp tác. Thí dụ: Trẻ chơi lắp ráp mà không dọn dẹp. Trong ngày hôm đó giáo viên không cho trẻ chơi lắp ráp nữa. Hôm sau, giáo viên cho trẻ cơ hội làm lại.

Sẽ có những trẻ không quyết định khi bạn đưa ra sự lựa chọn. Có thể chúng không biết chúng muốn gì, hoặc chúng cố giữ sự chú ý của bạn hay muốn lấy quyền lực. Khi chuyện này xảy ra, nên chấp nhận là trẻ vô tội. Cho chúng một vài phút để quyết định. Nếu chúng không quyết định, bạn chọn dùm chúng.

Với hành vi sai trái đã lặp lại mấy lần, tăng thời gian của hậu quả. Mỗi lần hành vi sai trái xảy ra, tăng số lượng hậu quả.

Ðưa ra sự lựa chọn một cách tôn trọng. Giữ giọng nói ôn hòa và kiên định. Ðừng tức giận.

Một cách nói ra hậu quả là ‘Con có thể ___, hay con có thể ___. Con quyết định đi.’

Thí dụ: ‘Con có thể giữ bình tĩnh hay con có thể ra khỏi phòng. Con quyết định đi.’

Một cách khác có thể nói: ‘Cô cho con ____nếu con ____.’

‘Cô cho con chơi với bạn nếu con không đánh bạn.’

‘Cô cho con ngồi trong lòng cô nếu con ngồi im.’

  • Tôn trọng sự lựa chọn của trẻ. Khi trẻ chọn hay có hành vi tỏ ra sự lựa chọn, bạn nói ‘Cô thấy con đã chọn’ hoặc ‘Hành động của con tỏ ra con đã chọn.’ Nói với trẻ khi có thêm cơ hội để chứng tỏ trẻ sẵn sàng hợp tác: ‘Con có thể thử làm lại’
  • Nói càng ít càng tốt. Nói nhiều quá có thể làm hỏng kết quả. Nói nhiều quá củng cố mục tiêu hành vi sai trái của trẻ. Nói ít và thực hiện cách đơn giản. Những lúc không có sự lựa chọn, nói rõ ràng là không có sự lựa chọn. Thí dụ, ‘Mời vào nhà.’ Nếu trẻ không vào nhà, nói ‘Con muốn tự vào nhà hay muốn cô giúp con?’
  • Nguyên tắc căn bản về cách sử dụng hậu quả tự nhiên và hậu quả hợp lý:

A) Hiểu mục tiêu, hành vi, và cảm xúc của trẻ: Hậu quả hợp lý thích hợp nhất đối với những hành vi có mục tiêu gây sự chú ý. Tranh giành của trẻ tìm kiếm sự chú ý sẽ ít cường độ hơn so với những tranh giành của trẻ muốn lấy quyền lực hay trả thù. Thông thường trẻ có mục tiêu lấy quyền lực hay trả thù nhận thức hậu quả hợp lý là cách phạt tùy hứng. Trước khi sử dụng hậu quả hợp lý, phụ huynh của những trẻ muốn quyền lực hay trả thù cần tập trung vào việc xây dựng tương quan dựa trên sự tôn trọng và khuyến khích. Họ cần phải hoãn lại phản ứng về những tranh đấu cho đến khi tương quan đã tiến bộ.

B. Kiên định và Tử tế: Hầu hết các phụ huynh vừa kiên định vừa tử tế. Giọng nói sẽ tỏ ra sự tử tế của bạn, trong khi cách thực hiện hậu quả sẽ tỏ ra sự kiên định. Sự kiên định không có nghĩa là sự nghiêm ngặt hoặc khắc nghiệt. Sự nghiêm ngặt liên quan đến sự kiểm soát trẻ; sự kiên định là thái độ đối với sự quyết định. Một thí dụ về sự kiên định: ‘Mẹ sẽ cho phép bạn con qua ngủ với con nếu tụi con đi ngủ lúc 9 giờ đêm’ với cách thực hiện thích hợp nếu chúng còn thức sau 9 giờ.

C) Ðừng cố làm phụ huynh ‘tốt’: Tránh sự bảo vệ quá đáng. Nên để cho trẻ có kinh nghiệm lãnh nhận hậu quả đối với những quyết định của chúng. Tránh đảm nhận những trách nhiệm mà trẻ phải chịu một cách hợp lý.

D) Có hành vi nhất quán hơn: Tăng sự nhất quán của bạn sẽ giúp trẻ biết những gì bạn đòi hỏi, để chúng có thể theo đó mà quyết định.

E) Phân biệt giữa hành động và người làm hành động: Giọng nói và hành vi của bạn nên tỏ ra tôn trọng trẻ ngay cả khi hành vi của trẻ không thể chấp nhận được.

F) Khuyến khích sự độc lập: Trẻ sẽ được chuẩn bị tốt hơn để lãnh trách nhiệm khi lớn lên nếu bạn để cho chúng độc lập. Bạn càng giúp trẻ độc lập, trẻ càng cảm thấy xuất sắc.

G) Tránh sự tội nghiệp: Nhiều phụ huynh ‘bảo vệ’ trẻ bằng cách không giao cho trách nhiệm vì họ tội nghiệp chúng. Sự tội nghiệp là một thái độ rất tai hại vì chứng tỏ cho trẻ thấy là chúng không thể tự giải quyết vấn đề.

H) Tránh lo lắng về những gì người ta nghĩ: Nhiều phụ huynh e ngại để cho trẻ nhận hậu quả của hành vi vì sợ sự không đồng ý của ông bà, bạn bè, hàng xóm, giáo viên, và người khác. Trẻ là cá nhân và phải được học cách quyết định để chọn hành vi như thế nào.

I) Nói bớt lại, thực hiện bằng hành động nhiều hơn: Phụ huynh ngăn chặn hiệu quả của họ vì nói nhiều quá. Trẻ rất dễ bị ‘điếc’ đối với lời khuyên của phụ huynh. Phần lớn những cuộc nói chuyện nên xảy ra khi đang vui vẻ với nhau và khi trẻ vui lòng lắng nghe. Khi sử dụng hậu quả hợp lý, nên nói một cách tối thiểu và thực hiện bằng hành động.

J) Tránh tranh đấu hoặc nhường: Nên đặt ra những giới hạn và để cho trẻ quyết định cách phản ứng. Chuẩn bị đón nhận sự quyết định của chúng. Ðây không phải là tranh giành quyền lực, thi đấu, hoặc tranh đấu. Mục tiêu của bạn là giúp trẻ chịu trách nhiệm cho hành vi của chúng. Ðừng nên nhường khi trẻ cầu xin lấy lại hậu quả, hay khi trẻ đe dọa, hoặc la hét như ‘Mẹ không thương con nữa’ hay ‘Con ghét mẹ.’

K) Sau khi xảy ra một tai nạn, cho mọi trẻ chia sẻ trách nhiệm: Khi có gì xảy ra trong nhóm trẻ, đừng làm thám tử tìm kiếm người có lỗi. Tìm kiếm lỗi chỉ gia tăng sự cạnh tranh giữa chúng. Ðể cho mọi trẻ chia sẻ trách nhiệm. Ðể cho trẻ tự quyết định cách giải quyết vấn đề. Ðừng nghe chúng mách nhau.

Tham khảo:

1: Silverman, M. & Lusting, D. (1987) Parent Survival Training. Hollywood, CA: Melvin Powers Wilshire Book Company.

2: Nguồn dịch: Tác giả Giang Pham, năm 2010

Tác giả: Thầy Nguyễn Minh Thành / Heary

--------------------
 

Danh sách thực phẩm tốt cho bé (và bí kíp giúp con tập ăn)

Nghỉ ở nhà với các con suốt nhiều tháng, ba mẹ chắc cũng rất đau đầu vì tình trạng biếng ăn của con. Trường mầm non Joy gửi đến ba mẹ một số danh sách thực phẩm rất tốt cho sự phát triển, tiêu hóa và cung cấp đủ dưỡng chất cho các con, với cách chế biến đơn giản, phù hợp với việc tự phục vụ ăn của bé. Hi vọng phần nào giúp ba mẹ có thêm ý tưởng món ăn mới và giờ ăn trở thành niềm vui.

  • Các loại trái cây: Táo, mận, cam,… cắt thành miếng vuông vừa ăn, cũng có thể rắc đường vào rồi nướng sơ
  • Bí đỏ: cắt miếng dài mỏng nướng trong lò hoặc nghiền.
  • Chuối: để bé tự lột vỏ, ăn nguyên trái hoặc nghiền với sữa
  • Quả bơ, xoài: cắt miếng vừa ăn hoặc cắt đôi rồi để bé tự múc. Xoài sấy khô các bé cũng rất thích.
  • Bánh gạo: chấm với trái cây nghiền, bơ đậu phộng
  • Ớt chuông xanh đỏ vàng, bí ngòi: cắt dọc để bé cầm ăn sống, hoặc nướng, xào. 
  • Các loại trái dâu mọng: để ngăn đá làm kem, xay nhuyễn với sữa thành sinh tố hoặc cho vào yogurt để ăn
  • Các loại củ: cà rốt, củ dền, khoai lang,… cắt miếng vừa tay cầm để hấp hoặc nướng
  • Bông cải xanh, trắng: cắt miếng vừa tay cầm để hấp, xào hoặc cắt nhuyễn nấu canh súp.
  • Hạt chia: thả vào sữa ăn chung với cereals, hoặc pha nước chanh-mật ong-hạt chia cho bé uống
  • Dừa: cùi dừa bào ăn với yogurt, nước dừa tươi để tủ mát uống giải khát
  • Bắp: cho bé tách hạt giúp mẹ để xào, luộc hoặc nướng mỡ hành
  • Dưa leo, dưa gang, dưa lưới, dưa hấu: cắt thanh hoặc lát, xay làm nước uống.
  • Nho: cắt dọc trước khi đưa bé cầm để tránh hóc
  • Cải Kale: cắt nhỏ để xào, hoặc cho một ít vào sinh tố trái cây của bé
  • Các loại hạt, đậu: ngâm để nấu chè
  • Các loại nấm: cắt nhỏ để xào hoặc kho nhạt
  • Các loại cá: cắt miếng vuông để hấp hoặc nướng

 

Một số bí kíp khi bắt đầu ăn dặm:

  • Các bé rất thích gặm nhắm và nhai mặc dù chưa có răng. Nên nếu ban đầu ba mẹ giới thiệu đến các con các thức ăn cứng thì có thể con sẽ hào hứng khám phá thế giới đồ ăn hơn. Các món cháo xay nhuyễn có thể dễ dàng cho việc đút mớm và định lượng thức ăn, nhưng cũng có thể làm giảm sự tò mò của con với đồ ăn (vị từa tựa như nhau, chất xay nhuyễn) và giảm tính tự lập.
  • Bé sẽ thích thử những đồ ăn đã nhìn thấy nhiều lần từ trước
  • Hãy cho bé tham gia vào quá trình chuẩn bị đồ ăn để có thể trò chuyện khơi gợi cùng bé về món ăn
  • Cho con ăn thực đơn đa dạng nhất có thể để tang cường bổ sung nhiều chất khác nhau
  • Nếu bé ăn và phun ra? Cũng không sao cả, ba mẹ hãy bình tĩnh lau dọn và cho bé thử thức ăn đó vào thời điểm khác.
  • Tránh cho con ăn quá nhiều bữa ăn vặt, kẹo, bánh… để con có thể đói bụng và chịu ăn thức ăn bữa chính.

--------------------

 

Để đọc sách, kể chuyện cho bé trở nên thú vị và trở thành thói quen

Đọc sách không chỉ là cách duy nhất giúp phát triển ngôn ngữ và khả năng văn chương của con. Nghe kể chuyện, học các bài hát hay đọc thơ cùng với con... cũng là các hoạt động tuyệt vời để khơi gợi các kỹ năng này - đồng thời các con cũng sẽ rất vui và hứng thú. Ba mẹ cùng các con còn có thể tự “bịa” ra các mẩu chuyện rồi chia sẻ với các gia đình khác. Việc này giúp con học từ mới và phát triển kỹ năng ngôn ngữ rất tốt.

Ba mẹ có thể đọc, hát, kể chuyện từ bất kì ngôn ngữ nào mà ba mẹ cảm thấy thoải mái và lưu loát nhất. Một giải pháp rất hay khác là ba mẹ có thể cho các con nghe audio book - Sách nói và sau đó trò chuyện về truyện vừa nghe với con.

Khi nào phù hợp để đọc sách, nghe kể chuyện?

Câu trả lời là Giờ ngủ, giờ tắm, lúc ngồi vệ sinh, trên xe, trong công viên, trong lúc ngồi chờ đợi...bất cứ khi nào cũng là lúc thích hợp để nghe kể chuyện.Tuy nhiên, khi thấy bé không hứng thú với câu chuyện, hãy dừng lại và hỏi tại sao.

Nếu Ba mẹ không có sách hoặc không thể tự bịa một câu chuyện?

Đừng quá lo lắng. Có rất nhiều nguồn đồ vật xung quanh để cả gia đình có thể cùng nhau bình luận. Ví dụ như:

  • Những gói mì, hộp ngũ cốc, thùng chứa, chai dầu gội ở nhà…
  • Quần áo có ghi chữ trên đó - Chữ này là gì vậy con? Nó có màu gì?
  • Tờ lịch, thư từ được gửi đến - Cái này nghĩa là gì? Ai gửi đến?
  • Bảng hiệu hoặc tờ rời trong cửa hàng, trên đường đi - Cái đó có chữ giống tên con kìa!
  • Thực đơn nhà hàng - sẽ rất thú vị nếu bé được tự chọn món từ thực đơn dựa trên chữ hoặc hình ảnh

--------------------

Nào mình cùng Zoom

Các bé và các cô, ai cũng đều mong ngóng đến giờ họp lớp mỗi tuần. Trò chuyện, thăm hỏi, nhìn thấy nhau, nghe kể chuyện cùng nhau, vẽ cùng nhau, cùng nhau thực hiện các thí nghiệm đơn giản…Trường Joy và các cô rất cám ơn Ba Mẹ đã tạo điều kiện (và ghi nhớ!) giờ gặp gỡ của các con hàng tuần.   

 

--------------------

 

Nghe kể chuyện trên Spotify

Tin vui dành cho Ba Mẹ của Joy! Sau những tháng ngày miệt mài tìm kiếm, có truyện theo sách, có truyện được dịch lại. Sau đó là qui trình thu âm, các cô giáo trường Joy trân trọng ra mắt kênh truyện kể trước giờ đi ngủ với các câu chuyện dễ thương, hồn nhiên, mới mẻ. Hi vọng các con sẽ bật lên nghe trước giờ ngủ và có những giấc mơ thật đẹp nha!

Có thể nghe truyện trên 2 kênh là Spotify và Buzzsprouts nha!

 

--------------------

 

16 thử thách hàng ngày

Trường mầm non Joy trân trọng tất cả sự nỗ lực của Ba Mẹ, các thành viên trong gia đình và các con để giữ được các nếp sinh hoạt lành mạnh và vui vẻ. Mời các gia đình thực hiện 16 thử tháng hàng ngày nho nhỏ như gợi ý dưới đây của các Cô để cùng nhau có một tinh thần lạc quan và một thân thể khỏe mạnh nha!

  • Dậy sớm trước 7h
  • Uống một ly nước ấm ngay khi thức giấc
  • Ngồi ăn tại bàn (không chạy lung tung!). Khi ăn xong nhớ dọn chén đĩa nha
  • Ăn nhiều trái cây, rau củ
  • Ngủ trưa ngoan
  • Không ăn đồ ngọt cả ngày (được rất nhiều điểm bonus!)
  • Nhớ rửa tay trước khi ăn nhé
  • Hãy gọi điện cho 1 người thân yêu
  • Tự dọn dẹp đồ chơi
  • Nhớ vận động toát mồ hôi cho khỏe
  • Đừng quên giúp đỡ, chăm sóc người xung quanh
  • Không khóc nhè
  • Đọc sách
  • Không xem màn hình 2 tiếng trước giờ ngủ
  • Nhớ đánh răng nha các bạn!
  • Đi ngủ trước 21h

--------------------

Thông báo tạm ngưng tụ tập trên 10 người ngày 27/5

--------------------

Thông báo nghỉ dịch ngày 7/5

--------------------

 

Giáo dục tích cực

Trường mầm non Joy đã giới thiệu hai giáo viên tham dự khóa đào tạo "Giáo Dục Tích Cực - PE09" tại Tp HCM vào tháng 3.2021 nhằm trau dồi kiến thức và theo đuổi việc xây dựng ngôi trường Hạnh Phúc [School of Well-being], đồng thời triển khai Thực hành Giáo dục tích cực trong Gia đình và Nhà Trường.

"Giáo dục không chỉ là việc đạt được điểm số cao trong các kỳ thi tiêu chuẩn. Giáo dục là ánh sáng Văn Minh, là ca tụng Nhân Bản, và là niềm vui khi được cắp sách tới trường - Harfan". Rất cám ơn đơn vị tổ chức HEARY Vietnam đã cung cấp một khóa đào tạo rất bổ ích.

--------------------

 

Khai giảng khóa học Piano

Cùng kết hợp với Trung tâm nghệ thuật Aria, trường mầm non Joy mong muốn mở rộng thêm các lựa chọn cho các con chương trình học các môn âm nhạc sau giờ học. Trung tâm nghệ thuật Aria Art Centers được thành lập bởi:

  • Thạc sĩ: Lâm Trúc Quyên - Nguyên trưởng khoa Nghệ thuật trường Đại học Sài Gòn
  • Thạc sĩ: Nguyễn Xuân Chiến - Nguyên phó khoa Nghệ thuật trường Đại học Sài Gòn

Với kinh nghiệm giảng dạy và tổ chức của Thầy Cô, tình yêu nghệ thuật của các con sẽ dần được hình thành và bồi đắp. Các phụ huynh có thể liên hệ trực tiếp đến số điện thoại của Trung tâm để hỏi thêm về lịch học, các bộ môn và thông tin học phí.

0913.777.284 | https://aria.edu.vn/web/

--------------------

 

Lợi ích học gymnastic cho trẻ 3-5 tuổi

Các bạn nhỏ lớp Mầm non đăng ký học môn Gymnastic do Trung tâm I do Gym tổ chức sau giờ học đã chăm chỉ tập luyện và thực hiện được rất nhiều động tác khó so với độ tuổi. Cám ơn các thầy cô đã giúp các bé trường Joy hoàn thành các buổi học thật vui và luyện tập được các kỹ năng sau:

  • Self-discipline | Kiên trì tập luyện
  • Confidence | Tự tin
  • Resilience | Khả năng hồi phục, không bỏ cuộc

Để tham dự các buổi học này (2 buổi/tuần, từ 16-17h, dành cho bé trên 3 tuổi), các phụ huynh liên hệ với số hotline 0774641183 nhé!

--------------------

 

Thư mời tham dự Hội thao 20/11

Kính chào các Ba Mẹ của JOY!

Chương trình năm học 2020- 2021 với rất nhiều hoạt động dành cho các con và hoạt động hỗ trợ dành cho Ba Mẹ và mở đầu là Hội thao chào mừng ngày Nhà Giáo Việt Nam 20/11.

Với tinh thần chơi hết mình - cùng gắn kết, JOY sẽ chia các cô, các con và các Ba Mẹ (Ba Mẹ đi theo nhóm của Bé) thành 3 Đội, đặt tên theo 3 yếu tố thiên nhiên là: ĐẤT – NƯỚC - GIÓ. Việc phân chia này sẽ giúp các con, các Cô và Ba Mẹ không chỉ gắn bó với các bạn trong lớp mình mà còn làm quen, gắn kết với các Cô, anh chị em ở cùng đội trong những hoạt động vui chơi, thi đua. Đoàn kết và hợp tác cũng là một trong những yếu tố của triết lý giáo dục Phần Lan mà JOY theo đuổi.

Mỗi cố gắng của Con, Cô và sự nhiệt tình tham gia của Ba Mẹ trong suốt năm học sẽ được ghi nhận và tính "SAO" để cuối năm học, đội nào có nhiều sao nhất sẽ dành được phần thưởng xứng đáng.

Hội thao 20/11 là ngày khởi động cuộc đua, rất mong nhận được sự tham gia nhiệt tình của các Ba Mẹ.

  1. Địa điểm: Sân trường JOY, 74 Thân Văn Nhiếp, p. An Phú, Quận 2, TP.HCM
  2. Thời gian: Từ 8h30 – 11h00, thứ 6, ngày 20/11/2020
  3. Đối tượng tham dự: Toàn bộ GV – CNV trường mầm non JOY, các Bé và Phụ huynh
  4. Lưu ý:
  • Đến tham dự Ba Mẹ mặc trang phục tự chọn có màu giống với màu nhóm quy định
  • Sau khi kết thúc trò chơi kính mời các Ba Mẹ ở lại dùng bữa trưa tại trường cùng các Bé
  • Ba Mẹ cho các Con ra về. Hẹn gặp lại vào thứ hai tuần sau
  • Ba Mẹ vui lòng đăng ký vào link để JOY nắm số lượng và chuẩn bị chu đáo cho ngày Hội thao: https://docs.google.com/forms/d/e/1FAIpQLSdAnXInFWyWZW8pr5RML-RYVoh9c_aqmMu-lqY9lvolbUIkeA/viewform